Bạn biết sachdaiduong từ đâu

Từ bạn bè

Từ công cụ tìm kiếm

Từ các trang web raovat & thương mại điện tử.

khác

Sổ Tay Điển Văn Học - Điển Tích, Điển Cố, Giai Thoại

Sổ Tay Điển Văn Học - Điển Tích, Điển Cố, Giai Thoại
Sổ Tay Điển Văn Học - Điển Tích, Điển Cố, Giai Thoại
Sổ Tay Điển Văn Học - Điển Tích, Điển Cố, Giai Thoại Tác giả: Trịnh Hoàng 
Nhà xuất bản: Nxb Thanh Hóa
Sổ Tay Điển Văn Học - Điển Tích, Điển Cố, Giai Thoại Thông tin tác giả
Trịnh Hoàng
Vào trang riêng của tác giả
Xem tất cả các sách của tác giả
Có lẽ việc sử dụng ĐIỂN là một nét đặc thù trong văn học Trung đại của phương Đông nói chung và của Việt Nam ta nói riêng, không chỉ trong văn thơ chữ Hán mà cả văn thơ chữ Nôm.

Các nhà nghiên cứu văn học cho rằng, ĐIỂN là một khái niệm rộng bao gồm điển tích, điển cố được các nhà văn, nhà thơ rút gọn từ những chuyện xưa, tích cũ hay từ một câu thơ, câu văn rút từ những kinh sách của các đời trước, thành một từ, một ngữ hay một câu. Đó có thể xem là sự “mã hoá” vào quá trình sáng tác văn chương, thơ phú, đối liên của các văn nhân. Và nhờ sự “giải mã”. người đọc sẽ thấy được ý nghĩa biểu trưng của ĐIỂN, cũng như thấy được ngụ ý của tác giả thông qua ĐIỂN trong tác phẩm văn học.

Chính do vậy, ĐIỂN được xem như biện pháp tu từ đặc biệt giúp nhà văn, nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng mà sinh động, làm cho việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật được cô dọng, hàm súc, đạt được “ý tại ngôn ngoại”, bảo đảm cho tác phẩm có kết cấu ngắn gọn, súc tích, hợp lý, nhất là khi làm các thể thơ có niêm luật chặt chẽ (như Đường luật thi phú), hoặc câu đối.

Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương có dùng ĐIỂN, ta thấy nó không còn vẻ mộc mạc, dân dã nữa, mà đã thể hiện tính bác học, đó là sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của tác giả. Có thể nói, ĐIỂN tạo cho tác phẩm văn học một cốt cách sang trọng, mỹ lệ và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.

Hãy thử đọc hai câu trong thơ Đường luật tựa đề “Loạn hậu cảm tác” trong “Ức Trai thi tập”, để thấy tác dụng của ĐIỂN dùng trong đó:

“Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt

Bá Nhân chan lệ Tấn sơn hà”

(Nghĩa là: Tử Mỹ giữ lòng cô trung đối với ngày tháng nhà Đường; Bá Nhân ứa nước mắt hai hàng khóc nhìn non sông nhà Tấn).

Trong hai câu thơ này, thi nhân đã sử dụng hai điển “Tử Mỹ” và “Bá Nhân”, tạo nên hai vế đối nhau tuyệt đẹp. Tử Mỹ tức là Đỗ Phủ, là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, được giữ một chức quan nhỏ triều vua Đường Huyền Tông. Khi An Lộc Sơn nổi loạn dẫn quân tấn công quân triều đình và bao vây kinh đô Trường An, vua Đường Huyền Tông và triều thần phải bỏ chạy đi Ba Thục, Đỗ Phủ bị bắt giam. Trong ngục tù, Đỗ Phủ luôn đau đớn ôm lòng cô trung với nhà Đường. Bá Nhân tức Chu Nghĩ người thời Tây Tấn, làm quan đến chức Thượng thư Tả Bộc Xạ. Khi Tây Tấn bị quân Ngũ Hồ bao vây tiêu diệt, triều đình phải bỏ kinh thành Lạc Dương chạy xuống phương Nam. Ông đã cùng các danh sĩ nhà Tây Tấn chạy sang Giang Đông, tụ hội ở Tân Đình bàn thế sự, nhìn về non sông nhà Tấn ở phía bắc mà chứa chan hai hàng lệ. Nhưng rồi Tử Mỹ và Bá Nhân, mỗi người đều tìm đường phò giúp giang san. Đằng sau hình ảnh Tử Mỹ, Bá Nhân, phải chăng chính là tấm lòng Nguyễn Trãi (tức Ức Trai) đối với non sông Đại Việt đang bị quân Minh giày xéo, muôn dân rên xiết, loạn lạc, điêu linh mà bản thân ông chưa tìm được một hướng đi để giúp nước? Cho nên, đúng như Bùi Duy Tân đã nhận xét: “Nguyễn Trãi đã ký thác tấm lòng cô trung và hai hàng lệ nhỏ vào chuyện cũ người xưa” (Nguyễn Trãi - về tác giả và tác phẩm, trang 343).
Phản hồi  
  • Lượt truy cập: 1,335,969

  • Tham gia : 19/10/2011

  • Số lượng SP : 1,075

dịch vụ seo